Sách: Tôi đi tìm rắn mào (P2)

PHẦN II: HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CON RẮN
Không hề có bất kỳ một báo cáo sinh vật học nào nói về sự xuất hiện của loài rắn mào tại Việt Nam, Trung Hoa, Thái Lan, Lào hay các nước khác thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Và cũng chẳng có ai tin hay nhìn thấy một con rồng thực sự có thể sờ tận tay. Nhưng cũng có nhiều người đã được nhìn thấy nó, chạm vào nó, thậm chí còn nuôi nó trong nhà mà không hề biết rằng nó là một con "Rồng" đúng nghĩa.

Tiến sĩ: Johann Buttikofer
Năm 1792, nhà nghiên cứu sinh vật học có tên là Shaw đã phát hiện ra một loài rắn quý hiếm tại Châu Phi và đặt tên khoa học cho nó là: Coluber Nasicornis.

Nó được miêu tả là một loài rắn độc, thân phình ở giữa, da có vẩy, nhiều sắc mầu trên thân và đặc biệt là có vẩy dựng đứng phía trước mũi trông giống như cái sừng của loài tê giác.Năm 1890, trong một chuyến đi nghiên cứu động vật tại Libya. Tiến sĩ Johann Büttikofer - một nhà nghiên cứu động vật học người Thụy Sĩ đã phát hiện ra loài rắn quý hiếm này. Ông đã đặt tên khoa học cho nó là Bitis Nasicornis.

Bitis Nasicornis hiếm gặp trong tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Châu phi và không có phân loài.

Thân hình khá lớn, mập mạp. Đầu hẹp, bằng phẳng, hình tam giác và tương đối nhỏ so với phần còn lại của cơ thể. Đặc biệt, có một tập hợp nhỏ các vẩy riêng biệt phía trước mũi trông khá dài.

Loài Bitis Nasicornis
Bitis Nasicornis thường sống trong các hốc đất nơi ẩm thấp và có lá mục. Đôi khi người ta lại bắt gặp chúng ở những vũng nước với khả năng bơi lội rất chuyên nghiệp. Chúng thường ăn các loại động vật nhỏ như chim, sóc, ếch, và cá.

Ngoài pháp danh khoa học ra chúng còn có nhiều tên gọi khác như: “Rắn độc sừng tê giác” (Rhinoceros Viper), “Tử thần dưới dòng sông” (Jack River hoặc River Jack) và “Rắn lục sừng xốp” (Horned Puff Adder).

Thổ dân Châu Phi gọi chúng là “Rắn Vương Miện”, “Vua Rắn” hay một số vùng thuộc Tây Phi gọi chúng là “Rắn Mào”.

Hình tượng Rồng xuất hiện đầu tiên ở châu Mỹ có lẽ là vị thần cổ đại được người Maya, Aztec thờ phụng có tên là Quetzalcoatl - hay còn gọi là Feathered Serpent (Rắn thần lông vũ).

Thần Quetzalcoatl
Thần Quetzalcoatl là người mang lại kiến thức và hiểu biết cho những người dân Châu Mỹ, và cũng là vị thần tối thượng - giống như là người “Sáng tạo” hay “Chúa trời” vậy.

Trong các đền thờ của người Maya, Aztec nằm tại các quốc gia thuộc Trung Mỹ như Honduras, Guatemala, El Savador và Mexico. Thần Quetzalcoatl được miêu tả với nhiều hình tướng khác nhau. Khi thì xuất hiện với tư cách là một thầy tế, khi thì là Người rắn có lông vũ trên đầu, đôi khi xuất hiện với hình tướng là một con rắn lớn với đôi cánh.

Thật ra, đó chỉ là một chiếc mũ lông chim và cái mặt nạ hình đầu rắn mà Thần Quetzalcoatl thường đội trên đầu. Điều đáng quan tâm nhất là con thuyền có hình dáng một con rắn lớn mà Ngài đã dùng nó để vượt qua cơn Đại Hồng Thủy.

Vishnu God on the cosmic water
Trong lịch sử các nền văn minh cổ đại, có rất nhiều nhiều truyền thuyết nói về trận Đại Hồng Thủy, và những người may mắn sống sót hay cố gắng bảo vệ nguồn gen quý giá, những kiến thức quý báu.. đã trở thành những vị Chúa trời, Đấng tối cao hay Thượng đế của muôn loài.

Cũng có một nhóm người sống sót qua cơn Đại Hồng Thủy, và trở thành ba vị thần Tối cao của Ấn Độ giáo cổ đại, đó là: Vishnu, Brahma và Shiva. Điểm chung giữa Thần Vishnu và Thần Quetzalcoatl chính là con thuyền, con tầu cứu sinh có hình con rắn lớn. Điều gì khiến nó có thể đảm bảo an toàn cho họ vượt qua được cơn Đại Hồng Thủy?!

Tôi đoán, có lẽ nó được làm bằng một vật chất mềm đặc biệt, có khả năng co giãn, giảm chấn động tối đa bằng cách uốn theo phương hướng của lực tác động.

Hình tượng Rắn thần hay Rồng (Serpent - Rồng Biển) luôn gắn liền với những bậc Cao cả, Sáng tạo, Chúa Trời hay Thượng đế của các tôn giáo. Nó là biểu tượng của sự an lành, của sự khởi đầu mới.
--------
“Rõ ràng, con Rắn thần đó cũng đã vượt thời gian, vượt qua cả cơn Đại Hồng Thủy để tồn tại  cho đến tận bây giờ. Quả thật là thần kỳ!”

<Hết phần 2>


Mr.Love

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét