“Nếu đưa con Rắn mào cho người Châu Âu cầm và bảo với họ rằng: “Đây là con rồng”, chắc họ sẽ ồ lên: “Ồ không, con Rồng của chúng tôi có cánh, có sừng và biết phun lửa cơ!”.PHẦN III: NGUỒN GỐC LOÀI RỒNG
Còn nếu đưa cho người Trung Hoa xem thì chắc họ sẽ nói: “Không phải, con Rồng của chúng tôi to lớn lắm, nó có râu dài, chân có móng vuốt và đang quặp một viên dạ minh châu”.
Cũng con rắn đó, đem cho người Lào, người Thái ngắm thì có lẽ họ sẽ thốt lên rằng: “Ôi tuyệt quá! Đúng là con Rồng thật rồi..”
Adam - Eva và con rắn mào trong vườn Địa Đàng |
Từ khi xui khiến Adam và Eva ăn trái cấm trên “cây biết điều thiện ác” trong vườn Eden. Con rắn mào đã được ghi vào “Sách Sáng Thế” của Kitô Giáo nhờ công “khai phá trí tuệ” cho loài người.
Và sau này, khi câu chuyện được truyền đi khắp Châu Âu nhờ những nhà truyền giáo, người ta đã cố gắng tìm con rắn mào nhưng không hề thấy tồn tại trong tự nhiên.. thế là, họ cho rằng đó là sự lai tạp giữa một con rắn và một con gà trống. Họ gọi con vật lai tạp đó là Basilisk - Tử Xà.
Basilisk trong một biểu tượng được gắn trên "cung điện Đức Tổng Giám Mục" tại Piazza Doumo, Milan |
Basilisk - Tử Xà được nở ra từ trứng của một con gà trống do con rắn hoặc con cóc ấp. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề hình dạng của chúng. Một con gà trống đuôi rắn hay một con rắn mào đầu rồng có cánh? Nhưng sau này có Sir Thomas Browne khẳng định chúng là 2 loài khác nhau.
Hình tượng Basilisk xuất hiện khắp Châu Âu và nhiều người còn gọi chúng là Rồng, chúng xuất hiện trong tất cả những câu chuyện lịch sử hay những bộ phim thần thoại với mô típ là những đoàn Hiệp sĩ giết rồng giải cứu công chúa. Và dĩ nhiên, những hình ảnh về loài Basilisk – “Gà trống đuôi rắn” mặc dù tồn tại song song nhưng luôn bị phai mờ bởi những con Basilisk - rắn mào, đầu rồng có chân và có cánh.
Thánh Geoger giết rồng |
Từ một con rắn mào có công “khai phá trí tuệ” cho loài người trong “Sách Sáng Thế” của Kitô Giáo.
Người Châu Âu đã có những con Basilisk - Tử xà, những con Rồng hung tợn và những người hùng, hiệp sĩ dũng cảm. Điển hình là hình tượng Thánh George.
Người hùng Rostam giết rồng |
Trong lịch sử Ai Cập có một giai thoại nói về cái chết của Nữ hoàng Cleopatra VII – rằng nàng bị một con rắn mào cắn chết. Sau này, các nhà nghiên cứu đã cho rằng ở Ai cập không có loài rắn mào, chỉ có rắn hổ mang mà thôi. Đối với người Ai Cập, tự sát bằng cách cho rắn độc cắn sẽ mang lại sự bất tử. Tuy nhiên, một số nhà khoa học người Đức chuyên nghiên cứu về các chất độc lại phản bác lại những điều vô lý đã được ghi chép trong lịch sử.
Thứ nhất, nếu bị rắn hổ mang cắn thì không thể nào còn cái thân xác đẹp và bình yên đến như vậy, bởi vì nó còn mang lại nhiều thứ ô uế hơn thế.
Nữ hoàng Cleopatra |
Thứ hai, họ cho rằng nàng đã tự tử bằng cách pha thuốc độc vào rượu, bởi vì Nữ hoàng Cleopatra là một người rất giỏi trong lĩnh vực pha chế hương liệu và độc tố.
Thứ ba, có thể nàng đã uống một loại thuốc mê để giảm đi sự khó chịu, đau đớn khi cho rắn độc cắn vào mình.
“Thật ra, có nghiên cứu đến mấy mà thiếu kiểm chứng hay thiếu thông tin quan trọng mang tính chất quyết định thì mọi nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phỏng đoán với tỷ lệ chính xác cao hơn một chút”.Ai Cập (tiếng Ả Rập: مصر, Misr), quốc danh chính thức là: Cộng hòa Ả Rập Ai Cập (جمهوريّة مصر العربيّة, Gumhūriyyat Misr al-'Arabiyyah), là một nước cộng hòa nằm ở Bắc Phi, Trung Đông và Tây Nam Á.
Tượng rắn hổ mang có mào tại Ấn Độ |
Cái chết của Nữ hoàng và cái tên của “Tử thần dưới dòng sông” lan truyền sang Ấn Độ. Nhưng họ không thể tìm thấy loài rắn nào có cái mào trên đầu cả, bởi vì họ chỉ biết đến loài hổ mang của họ mà thôi. Và từ đó, rắn hổ mang bên Ấn Độ có thêm một cái mào trên đầu.
Chu Sử giết Giao long trừ hại cho bá tánh Sự tích tết Đoan Ngọ - Trung Hoa |
Người Châu Âu coi con Rồng là hiện thân của cái ác, tìm và khuyến khích diệt. Còn với một số quốc gia ở Châu Á thì nó lại biểu tượng mang lại sự bình yên, là biểu tượng gắn liền với Phật Giáo - nhân từ và cũng là biểu tượng của quyền lực - Thiên tử (Vua).Tôi không biết được là có bao nhiêu người tin vào sự tồn tại của con Rồng, nhưng với sự tồn tại của con rắn mào thì tỷ lệ chắc chắn sẽ cao hơn và thật hơn.
-----------
Để hiểu phần này dễ hơn, mời các bạn xem sơ đồ minh họa lý giải nguồn gốc loài rồng ở châu Âu.
<Hết phần 3>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét