Thế giới lượng tử (P.1)

Khi bước chân vào thế giới lượng tử, thì bạn nên tưởng tượng rằng mình đang bước vào thế giới thần tiên, thế giới của ma thuật, thế giới của những điều kỳ bí mà chẳng có cách nào giải thích nổi. Tuy nhiên, nó cũng giống như mấy trò ảo thuật - có nghĩa là có mánh khóe (trick) để che đậy. Khi biết được mánh khóe đó thì mọi thứ lại rất dễ hiểu.

PHẦN 1: BÍ MẬT CỦA THỜI GIAN

Trong cái hố đen sâu thẳm nằm giữa trung tâm dải thiên hà, các nhà khoa học gọi là "điểm kỳ dị". Nó là một cái lò hạt nhân, phân giã các hạt tối (vật chất tối), hạt gốc ra thành năng lượng, vật chất để hình thành nên vũ trụ như bây giờ.

Với "Thuyết vạn vật" của nhà khoa học Stephen Hawking, đó cũng là nơi khởi nguồn của vũ trụ, và cũng chính là thời gian. Hầu hết mọi người đều cho rằng, vũ trụ là thứ chứa vạn vật (cosmos) bao gồm cả không gian và thời gian, nhưng thực ra thời gian (năng lượng) mới là cái thứ tạo ra vũ trụ và vạn vật.

Khi vật chất tối bắt đầu chuyển động, cũng là lúc "thời gian" xuất hiện. Chúng va chạm vào nhau, hút nhau, đẩy nhau nhờ các nguyên tử nằm bên trong. Sự va chạm và chuyển động đó sẽ phá vỡ các lớp vỏ đen bên ngoài, khiến chúng sáng lên và cứ thế tạo thành một nguồn năng lượng khổng lồ. Đến một lúc nào đó, chúng bùng nổ (Big bang). Năng lượng, vật chất, bức xạ văng tới đâu thì vũ trụ được hình thành tới đó.

Vũ trụ chỉ biết mình có những thứ gì và mất đi những gì thuộc về mình hay đơn giản hơn chỉ biết được cái hiện tại. Còn "Thời gian" nó biết tất cả, gồm quá khứ, hiện tại và vị lai.. ngoài ra còn có một thứ khác nữa, cái thứ mà chúng ta ít khi nhắc tới hay suy nghĩ về nó, đó là "bóng tối" - nơi chứa những thông tin chưa được hình thành. Nói đơn giản hơn là "vật chất tối chưa vỡ lớp vỏ".

Những gì chúng ta biết về vũ trụ, nó quá rộng lớn, rồi nếu tính thêm cả những vũ trụ song song nếu chúng thực sự tồn tại thì lại thêm bội phần... và nếu tính thêm cả "bóng tối", khoảng đen đang nằm trong vũ trụ - giống như núi lửa ngủ yên hay đại diện cho những gì chưa xuất hiện thì sự rộng lớn của vũ trụ mà chúng ta biết bây giờ sẽ giảm từ 5% xuống còn 2,5%.

Giả sử như đưa thí nghiệm bắn phân tử đến một điểm nào đó trong không gian theo thuyết lượng tử. Thì phân tử đó trước khi đến đích nó lại biến thành sóng - có nghĩa nó kéo mình ra thành bước sóng và nó nằm ở bất kỳ nơi nào trong bước sóng đó để đến một điểm bất kỳ mà chúng ta không thể biết trước. Nếu như thế, vũ trụ và bóng tối nó sẽ thêm vài lần vô hạn nữa.


Thí nghiệm Khe Young về bước sóng ánh sáng của Thomas Young.

Thời gian cũng vậy, trước khi chúng ta xác định được mốc cụ thể nào đó - ví dụ như đi siêu thị mua đồ chẳng hạn, chúng ta sẽ có rất nhiều lựa chọn để đến đó như chọn đường, chọn phương tiện. Mỗi lựa chọn khác nhau đó nó đều nằm trong bước sóng của phân tử hay những điểm mù của thời gian mà chúng ta gọi là thế giới song song, đa chiều. Cùng một lúc sẽ xuất hiện rất nhiều thế giới cùng tồn tại, nhưng đến một thời điểm nào đó, tuy chúng khác nhau nhưng rồi sẽ lại trùng với nhau và gặp nhau ở một thời điểm. Ví dụ như là: lẽ ra 15 phút nữa, các lựa chọn khác nhau đấy đều đưa bạn đến siêu thị, nhưng ở một phương tiện khác, con đường khác, bạn gặp trục trặc hay tai nạn... tất cả thế giới đó sẽ tụ lại một nơi, gọi là "thế giới thực tại" bây giờ của chúng ta.

Ma trận thời gian - thế giới đa chiều

"Thời gian" như cách chúng ta hiểu là ngày, đêm, là tháng, năm, là thế kỷ, là 4 mùa, là quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian là thứ gì đó bào mòn, thay đổi mọi thứ, hoặc làm chúng ta già đi. Nhưng thực sự không phải. Nó đơn giản chỉ là một dạng năng lượng không cố định, cùng một khoảng thời gian như 10 năm hay một đời người. Có người già nhanh, có người trẻ lâu, có người thay đổi, có người không. Vậy nên, "thời gian" trong mỗi bản thể, vật chất nó khác nhau. Tuy nhiên có một điểm chung là, dù tốc độ tổn hao năng lượng khác nhau, chết nhanh hay chết chậm thì "thời gian" luôn lưu giữ và ghi nhớ chúng ta giống như "định luật bảo toàn năng lượng" vậy.
------------------
Nếu bạn đang rảnh rỗi, thử ngồi đếm từ 0 đến n (vô cùng) chơi. Đó mới chỉ là diễn theo một chiều xuôi, dọc như kiểu là 0, 1, 2, 3, 4.... (gọi là không gian 1 chiều). Với đa chiều (ngang, dọc, chéo, xuyên, tỏa ra nhiều phía).. thì bạn đã thấy nản rồi. Vũ trụ vốn rộng lớn, nhưng thời gian nó mới là thứ vô hạn.

Mr.Love

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét