Rồng - một loài vật chỉ tồn tại trong truyền thuyết, thần thoại, tranh vẽ, phim ảnh hoặc được tạo hình bằng những pho tượng, vật dụng trang trí.. hay đơn giản hơn, chỉ là trong trí tưởng tượng. Còn loài rắn mào thì thường được nhắc tới trong những câu chuyện kể dân gian, truyền miệng hoặc chuyện phiếm dọa nhau chơi. Nhưng, rắn mào thì có thật, tồn tại trong thế giới hiện thực. Giả sử như, nếu chứng minh được "Rồng là loài vật được tạo dựng lên từ con rắn mào" hay "rắn mào là nguồn gốc của loài rồng" thì chẳng phải là "Rồng có thật hay sao?"MỞ ĐẦU
Pha Yha Nak - Tranh lụa của người Thái |
Rắn mào được miêu tả là có mào đỏ trên đầu, thân mình bóng mỡ, ngũ sắc hoặc 7 mầu. Chúng thường xuất hiện ở gần đình chùa hoặc miếu mạo. Đôi khi lại xuất hiện ở trong những ngôi mộ cổ nhằm bảo vệ những tài sản quý giá được chôn cùng người chết.
Mỗi lần nghe kể về nó, xuất hiện ở chỗ nào, tôi đều đến để tìm hiểu và thử xem xem nó có thật hay không. Rốt cục, bao nhiêu năm đi tìm..chỉ thấy phí công sức vì tất cả chỉ là chuyện bịa, thêu dệt để loè nhau chơi.
Năm 2009, lần đầu có dịp được sang đất bạn Lào chơi, tôi đã bắt gặp rất nhiều rắn mào ở trong chùa. Tiếc rằng, chúng đều là tượng. Cô bạn Mị Na đi cùng tôi nói rằng, ở Việt Nam gọi là rắn mào, bên này gọi là Pha Yha Nak - Rồng. Rồng bên này không uốn cột hay nằm trên nóc chùa. Chủ yếu nằm chầu ở 2 bên bậc thang hoặc là một bức tượng nằm trong khuôn viên chùa, trông rất uy nghi, dũng mãnh và đầy oai linh.
Trong những câu truyện dân gian Việt Nam có một loài cũng được miêu tả giống rắn mào đó là Thuồng Luồng. Về mặt ngôn ngữ thì "thuồng luồng" không phải là ngôn ngữ thuần Việt. Cho nên để biết chính xác nó là loài như thế nào thì quả thật là khó. Chỉ biết rằng, chúng được miêu tả là một con rắn lớn, có mào đỏ trên đầu và thường xuất hiện ở những vùng sông suối hoặc vũng xoáy. Chúng thường làm hại người bằng cách đánh đắm thuyền bè qua lại. Vì sợ chúng mà người Việt cổ nghĩ ra tục xăm mình hay làm thuyền có đầu rồng để tránh những tai họa do chúng mang lại.
Vậy phải chăng, những con Rồng bên đất bạn Lào lại là những con Thuồng luồng sống ở sông Mê Kông? Hay đơn giản chỉ là sự thiếu hiểu biết về thiên tai, lũ lụt, vũng nước xoáy của người xưa?! Và chẳng lẽ chỉ có thể dừng lại ở những câu chuyện hoang đường, thêu dệt?!
PHẦN I: BÍ MẬT VỀ LOÀI THUỒNG LUỒNG
Người dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc – Việt Nam gọi Thuồng Luồng là “Ngựa”, theo truyền thuyết là một vị thần chủ về sông suối, có sức mạnh phi thường và có tài biến hóa. Vị thần Thuồng Luồng có thân hình mềm mại của rắn, to như cột nhà hay cót thóc, dài từ mười đến hai mươi sải tay, đầu nhỏ có mào với vệt xanh, đỏ, vàng, thân có vẩy mầu sặc sỡ, sống chủ yếu dưới nước nhưng có thể trườn trên mặt đất hoặc đi xuyên lòng đất, có thể gây lũ lụt, khô hạn, sạt lở đất…
(Nhà nghiên cứu văn hóa: Trần Vân Hạc)
Người Thái gọi Thuồng Luồng là "Tô ngựa", là vị "Vua" điều hoà sông nước, là “Chúa tể" của các các loài thuỷ sản. Thuồng Luồng thường ở nơi nước sâu, thiêng - gọi là "Băng". Nhưng cũng có khi nó trườn lên trên cạn. Không ai biết hình dáng Thuồng Luồng ra sao, chỉ biết là nó giống con rắn nhưng có mào trên đầu, có nhiều mầu sắc sặc sỡ, to như cột nhà hay cuộn cót với sức mạnh vô biên. Người Thái hay gọi Thuồng Luồng bằng hai cách: "Phi ngựa" (Ma thuồng luồng) hoặc "Pua ngựa" (Vua thuồng luồng).
Khi gọi là "Phi ngựa" nghĩa là thần ác, hay gây ra lũ lụt, phá hoại mương phai*, làm mất mùa, ai vô tình bắt gặp thì đều rất sợ hãi đến ốm chết. Trong mưa to gió lớn, "Phi ngựa" có thể trườn lên sườn đồi làm sạt lở đất và cây cối... Đó là hiện tượng mà người Thái gọi là "Phi ngựa cướn" (ma thuồng luồng dũi). Nhiều khi, “Phi ngựa” chui xuyên lòng đất, kéo tụt người, của cải, thậm chí cả bản xuống lòng đất - gọi là "Phi ngựa lốm" (ma thuồng luồng thụt). Còn khi gọi là "Pua ngựa" thì con vật lại mang nghĩa tốt, trở thành thần bảo hộ của bản mường.
Người Thái Lan, người Lào hay người Thái ở Việt Nam đều có chung một nguồn gốc là tộc người Thái ở Vân Nam - Trung Hoa. Vì nhiều lý do mà họ di cư xuống Việt Nam, hay xuôi dòng Mê Kông xuống Lào rồi sang cả Thái Lan. Tuy đã khác nhau nhiều theo thời gian nhưng họ vẫn sử dụng chung một ngôn ngữ, vẫn thờ Thuồng Luồng. Có chăng chỉ khác nhau một chút về cách phát âm và sử dụng ngôn từ hiện đại.
Nước bạn Lào xưa kia gồm ba quốc gia nhỏ, đó là: Vương quốc Luông Pha Băng (ở Bắc Lào), Vương quốc Viên Chăn (ở Trung Lào) và Vương quốc Champasak (ở Nam Lào).
Vùng đất Luông Pha Băng - xưa kia là kinh đô của Vương quốc Lan Xang (Vương quốc Triệu Voi). Năm 1707, Lan Xang tan rã và vùng đất này trở thành kinh đô của Vương quốc Luông Pha Băng độc lập.
Đất bạn Lào xinh đẹp còn được mệnh danh là “Đất nước Triệu Voi” hay “Vạn Tượng”. Có thể do tôi kém may mắn không được cưỡi voi du lịch hay nhìn thấy chúng ở một vùng đất nào đó. Nhưng tôi nghĩ đất bạn nên đổi tên thành “Vương quốc Rồng” có lẽ hợp lý hơn, bởi vì Rồng bên đất bạn có quá nhiều!
Thật vậy, theo các thư tịch cổ Việt, trong đó có “Đại Nam chính biên liệt truyện” - Vương quốc Luông Pha Băng còn có tên là “Lao Long Quốc” – tục gọi là “Lào Qua Gia” hay “Mường Luổng”.
------
(* Mường: Theo G.s - nhà nghiên cứu dân tộc học Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mol, bao gồm nhiều bản làng.)
Còn theo tiếng dân tộc Thái:
PraBang - Trời đất – quốc gia, vùng lãnh thổ.
Người phương Tây gọi Luông Pha Băng là “Land of Naga” - Vùng đất của rắn thần.
Từ khi Vương quốc Lan Xang sụp đổ vào năm 1707, cái tên “Vương quốc Triệu Voi” hay “Vạn Tượng” cũng sụp đổ theo và được thay thế bằng Vương quốc Luông Pha Băng với ý nghĩa là “Vương quốc Rồng” hay còn gọi là “Xứ Rồng”.
Nằm giữa trung tâm thủ đô Vientian (Viêng Chăn) là một tháp vàng rất to được gọi là "That Luang" (Thạt Luồng) - biểu tượng quốc gia của đất bạn Lào. "Pha That Luang" là tên đầy đủ của Thạt Luồng. Dịch nghĩa theo ngôn ngữ của dân tộc Thái:
---------------
<Hết phần 1>
Khi gọi là "Phi ngựa" nghĩa là thần ác, hay gây ra lũ lụt, phá hoại mương phai*, làm mất mùa, ai vô tình bắt gặp thì đều rất sợ hãi đến ốm chết. Trong mưa to gió lớn, "Phi ngựa" có thể trườn lên sườn đồi làm sạt lở đất và cây cối... Đó là hiện tượng mà người Thái gọi là "Phi ngựa cướn" (ma thuồng luồng dũi). Nhiều khi, “Phi ngựa” chui xuyên lòng đất, kéo tụt người, của cải, thậm chí cả bản xuống lòng đất - gọi là "Phi ngựa lốm" (ma thuồng luồng thụt). Còn khi gọi là "Pua ngựa" thì con vật lại mang nghĩa tốt, trở thành thần bảo hộ của bản mường.
(* Mương phai: Đường dẫn nước vào ruộng)
Người Thái ở Tây Bắc - Việt Nam, gọi con rồng là “Tô luông”, rồng nước là “Luông đin” và rồng đất là “Luông nặm”. “Thuồng luồng” có thể là ngôn ngữ gốc của người Thái - “Tô luông” mà người Kinh mượn và đọc chại thành “Thuồng luồng”. Cũng có thể chữ “Thuồng" trong "thèm thuồng" miêu tả sự thèm "rỏ nước dãi" - ý là "nước" (trùng ý với "luông đin''); cho nên, có thể chữ "Thuồng" có nghĩa là: "Thần".Người Thái Lan, người Lào hay người Thái ở Việt Nam đều có chung một nguồn gốc là tộc người Thái ở Vân Nam - Trung Hoa. Vì nhiều lý do mà họ di cư xuống Việt Nam, hay xuôi dòng Mê Kông xuống Lào rồi sang cả Thái Lan. Tuy đã khác nhau nhiều theo thời gian nhưng họ vẫn sử dụng chung một ngôn ngữ, vẫn thờ Thuồng Luồng. Có chăng chỉ khác nhau một chút về cách phát âm và sử dụng ngôn từ hiện đại.
Lào - Vương Quốc Rồng |
Vùng đất Luông Pha Băng - xưa kia là kinh đô của Vương quốc Lan Xang (Vương quốc Triệu Voi). Năm 1707, Lan Xang tan rã và vùng đất này trở thành kinh đô của Vương quốc Luông Pha Băng độc lập.
Đất bạn Lào xinh đẹp còn được mệnh danh là “Đất nước Triệu Voi” hay “Vạn Tượng”. Có thể do tôi kém may mắn không được cưỡi voi du lịch hay nhìn thấy chúng ở một vùng đất nào đó. Nhưng tôi nghĩ đất bạn nên đổi tên thành “Vương quốc Rồng” có lẽ hợp lý hơn, bởi vì Rồng bên đất bạn có quá nhiều!
Thật vậy, theo các thư tịch cổ Việt, trong đó có “Đại Nam chính biên liệt truyện” - Vương quốc Luông Pha Băng còn có tên là “Lao Long Quốc” – tục gọi là “Lào Qua Gia” hay “Mường Luổng”.
Lao (chữ Hán – Nôm: 撈): dưới nước, lặn.Vậy “Lao Long Quốc” có nghĩa là: Vương quốc của những con rồng dưới nước.
Long (chữ Hán – Nôm: 龍): con rồng.
Quốc (chữ Hán – Nôm: 國): đất nước, quốc gia, vương quốc.
* Mường : Vùng đất, xứ sở.Vậy “Mường Luổng” có nghĩa là: Vùng đất rồng, xứ rồng.
Luổng (Luồng – Luông): Rồng.
------
(* Mường: Theo G.s - nhà nghiên cứu dân tộc học Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mol, bao gồm nhiều bản làng.)
Còn theo tiếng dân tộc Thái:
Luang (Luông) có nghĩa là: Rồng
Pra (Pha )có nghĩa là: Trời
Bang (Băng) có nghĩa là: Đất
PraBang - Trời đất – quốc gia, vùng lãnh thổ.
Người phương Tây gọi Luông Pha Băng là “Land of Naga” - Vùng đất của rắn thần.
Từ khi Vương quốc Lan Xang sụp đổ vào năm 1707, cái tên “Vương quốc Triệu Voi” hay “Vạn Tượng” cũng sụp đổ theo và được thay thế bằng Vương quốc Luông Pha Băng với ý nghĩa là “Vương quốc Rồng” hay còn gọi là “Xứ Rồng”.
Nằm giữa trung tâm thủ đô Vientian (Viêng Chăn) là một tháp vàng rất to được gọi là "That Luang" (Thạt Luồng) - biểu tượng quốc gia của đất bạn Lào. "Pha That Luang" là tên đầy đủ của Thạt Luồng. Dịch nghĩa theo ngôn ngữ của dân tộc Thái:
Pha (Phạ): Trời, bao gồm tất cả.Hay theo nghĩa Nôm là “Trụ” - 宙: Vũ trụ (bao gồm thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai); toàn thể các vật trong không gian (cosmos).Vậy, "Pha That Luang" có nghĩa là “Trụ Tháp Rồng”, với ý nghĩa đầy đủ: “Tháp thờ thần rồng, mang lại bình yên, hạnh phúc cho tất cả, mãi trường tồn với thời gian”.
That (Thạt) - đồng nghĩa với từ “Stupa” trong tiếng Anh nghĩa là: Tháp thờ, bảo tháp.
Luang (Luồng): Rồng.
---------------
“Tôi yêu đất bạn Lào, yêu sự bình yên, giản dị ẩn sâu trong từng hơi thở, nhịp đập của những con tim mộc mạc. Yêu nét đẹp oai linh ẩn sau đôi mắt khép hờ của những bức tượng Phật. Và tôi yêu cái vẻ đẹp “không sợ thời gian” của những con Rồng uy nghiêm…”
<Hết phần 1>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét